HRBP

Ứng dụng OE trong Quản trị Nguồn nhân lực

Thời gian gần đây, chắc hẳn các bạn đã được nghe, được đọc về cụm từ OE – Operational Excellence – Vận hành xuất sắc đang được chia sẻ rất nhiều trên các diễn đàn, hội nhóm hay các trang thông tin. Đặc biệt tại Việt Nam, VSE (Vietnam Society of Excellence) – Cộng đồng phi lợi nhuận tập trung vào định hướng và dẫn dắt các tổ chức hướng tới vận hành xuất sắc ra đời. Sẽ có nhiều câu hỏi được đặt ra như OE là gì? OE mang lại gì cho doanh nghiệp? Trong một lĩnh vực cụ thể của doanh nghiệp như quản trị nhân lực thì OE có mối tương quan như thế nào…?

Operational Excellence (OE) là một phương pháp luận (methodology) và tư duy (mindset) hướng tới việc tối ưu cấu trúc vận hành doanh nghiệp, áp dụng rộng rãi trong mọi khía cạnh của doanh nghiệp, bao gồm cả quản trị nhân lực. Ngoài ra, OE còn được áp dụng trong cả những lĩnh vực khác về xã hội, xây dựng, hạ tầng, dịch vụ công… Với cách thức tiếp cận từ trên xuống dưới, bắt đầu từ tư duy, chiến lược, hệ thống, quy trình và vận hành, do đó khi tư duy thay đổi thì chắc chắn việc vận hành thay đổi, kéo theo kết quả cũng sẽ thay đổi.

Khi áp dụng vào quản trị nhân lực, OE có thể mang lại nhiều lợi ích, bao gồm tăng cường hiệu suất làm việc, giảm lãng phí và tăng cường sự hài lòng của nhân viên. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể tích hợp OE trong quản trị nhân lực:

1. Tối ưu hóa quá trình tuyển dụng và chọn lọc

Trong giai đoạn này, việc sử dụng OE sẽ giúp tự động hóa các quy trình, từ việc xác định nhu cầu đến việc phê duyệt hồ sơ. Bên cạnh đó, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể được sử dụng để phân loại ứng viên theo tiêu chí nhanh chóng và chính xác, giảm thời gian tuyển dụng và tăng khả năng chọn lọc. 

Ngoài ra, Công nghệ phân tích dữ liệu có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của các chiến lược tuyển dụng. Những dữ liệu này giúp nhận diện nguồn nhân lực hiệu quả, từ đó doanh nghiệp có thể tập trung vào các kênh tuyển dụng mang lại kết quả tốt nhất.

2. Tăng cường quá trình đào tạo và phát triển

OE trong HR cũng bao gồm việc tối ưu hóa quá trình đào tạo và phát triển nhân lực. 

Nền tảng học trực tuyến: Sử dụng các nền tảng học trực tuyến để cung cấp nội dung đào tạo linh hoạt, cho phép nhân viên tự học theo lịch trình của họ. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và tạo điều kiện thuận lợi cho việc học tập.

Học tập theo nhu cầu: Sử dụng phân tích dữ liệu để định rõ nhu cầu đào tạo cá nhân và cung cấp nội dung học tập tương ứng. Mô hình này giúp nhân viên phát triển kỹ năng cụ thể liên quan đến công việc của họ

Hệ thống học tập tương thích: Sử dụng hệ thống học tập có khả năng tương thích với nhiều thiết bị và nền tảng khác nhau, tạo điều kiện cho nhân viên học tập mọi nơi và mọi lúc.

Đánh giá hiệu quả đào tạo: Sử dụng các công cụ tự động để theo dõi và đánh giá hiệu quả của quá trình đào tạo. Điều này bao gồm việc đánh giá sự tham gia, tiến độ, và hiệu suất sau đào tạo.

3. Quản lý hiệu suất và đối tác nhân lực

Trong quá trình quản lý hiệu suất, OE giúp xác định và đánh giá mục tiêu, đồng thời cung cấp một hệ thống theo dõi hiệu suất liên tục, cung cấp phản hồi định kỳ và giúp nhân viên hiểu rõ mục tiêu cá nhân và tổ chức; Sử dụng dữ liệu để xác định và thúc đẩy hành vi làm việc hiệu quả và tích cực.

Đối tác Nhân lực có thể tích hợp dữ liệu này để đưa ra quyết định thông minh về việc thưởng phạt, đào tạo bổ sung, hoặc điều chỉnh chiến lược nhân sự.

4. Tối ưu hóa quá trình làm việc:

Áp dụng các phương pháp quản lý dự án và quy trình làm việc hiệu quả để giảm lãng phí và tăng cường sự linh hoạt trong công việc.

Tận dụng công nghệ để tự động hóa các quy trình nhân sự lặp lại, giảm thiểu sai sót và tăng cường chính xác.

5. Tạo môi trường làm việc tích cực:

Phát triển và duy trì một văn hóa tổ chức tích cực và hỗ trợ.

Xây dựng các chương trình đánh giá và thưởng nhằm tăng cường động lực và sự cam kết của nhân viên.

6. Ứng phó với thay đổi: 

Phát triển sự linh hoạt và sẵn sàng thích ứng với thay đổi trong môi trường kinh doanh và yêu cầu nhân sự.

Liên tục đánh giá và cải thiện quy trình làm việc để đảm bảo tính linh hoạt và đáp ứng nhanh chóng với thay đổi, tạo năng lượng tích cực và linh hoạt 

Nhìn chung, ở mức độ tổ chức, Operational Excellence trong HR không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực và linh hoạt. Việc tự động hóa những công việc lặp lại giúp nhân viên tập trung vào các nhiệm vụ sáng tạo và quan trọng hơn. Còn nhiều tác nghiệp và hoạt động khác của quản trị nhân lực mà doanh nghiệp có thể áp dụng OE để nâng cao hiệu quả vận hành, từ đó góp phần vào việc nâng cao hiệu quả của toàn doanh nghiệp. 

Hà Tạ

Chuyên gia tại VSE

Tài liệu tham khảo

https://www.john-partners.com/tim-hieu-tat-tan-tat-ve-phuong-phap-luan-operational-excellence

https://izisolution.vn/cach-toi-uu-he-thong-quan-ly-nhan-su-hieu-qua/

https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/quan-tri-nhan-su

 

Leave A Comment

Your Comment
All comments are held for moderation.